Cắt cnc mica là gì? Phương pháp điều chỉnh tốc độ, độ chính xác hoàn hảo

Tấm mica là một loại nhựa dẻo, được dùng để thay thế thủy tinh có tên gọi phổ biến là Acrylic hay là Mica . Thật ra Mica là thương hiệu của 1 hãng sản xuất tấm PMMA Đài Loan, và tấm Acrylic. Tại các nước Châu Âu, Mica thường được gọi là Plexiglas. Plexiglas là thương hiệu của nhà sản xuất tấm PMMA tên là Evonik (Đức), đây cũng là thương hiệu đầu tiên của PMMA trên thế giới được đưa ra thị trường vào năm 1933.

Cắt CNC mica là gì?

Trong quá trình hoạt động, lưỡi dao của máy cắt CNC sẽ di chuyển bên bề mặt vật liệu Mica theo chiều từ trên xuống dưới theo kiểu hình chữ Z. Còn trục X và Y sẽ có nhiệm vụ là giữ trên bàn gia công. Phần lưỡi cắt được di chuyển từ trên xuống dưới trên bề mặt tấm phôi bằng Mica.

Máy cắt CNC Mica được hoạt động dựa trên nguyên lý của phần mềm được lập trình hoàn toàn trên hệ thống máy tính, hoặc có thể hiểu theo cách khác thì đây chính là phần bản vẽ thiết kế của sản phẩm. Để thực hiện được việc lập trình này thì người kỹ sư sẽ phải lên bản thiết kế rồi thực hiện khai báo các thông số bản vẽ theo tọa độ rồi nhập vào máy tính.

Từ lâu mica đã trở thành một vật liệu quen thuộc, nhất là trong lĩnh vực gia công. Đặc biệt với sự ra đời của phương pháp cắt mica bằng cắt laser và CNC những sản phẩm mica ngày càng trở nên đa dạng hơn, độc đáo hơn đáp ứng cho yêu cầu sử dụng của người dùng mà còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Những ưu điểm của việc cắt cnc mica

  • Nguyên lý hoạt động của máy CNC sẽ phụ thuộc vào sự điều khiển của máy tính thông qua phần mềm đã được lập trình sẵn. Khi đưa bản vẽ thiết kế vào, khai báo các thông số theo hệ tọa độ XYZ. Lưỡi dao sẽ tự động di chuyển theo trục và tự động cắt vật liệu mica từ trên xuống dưới cho đến khi hoàn thiện bản vẽ.
  • So với phương pháp gia công thủ công, cắt CNC mica mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn như là: Tiết kiệm thời gian và công sức của người lao động, bởi thay vì phải dùng sức để cắt thì người thợ chỉ cần nhập đúng số liệu theo bản vẽ còn lại mọi thứ đều được máy móc thực hiện.
  • Hơn nữa, máy cắt CNC có thể cắt được những vật liệu mica dày hơn với độ chính xác cao hơn, so với việc cân đo bằng thước và mắt thường thì máy sẽ đảm bảo số liệu được chính xác một cách hoàn hảo hơn.

So sánh việc cắt CNC mica và cắt laser mica

  • Máy cắt laser có tính linh hoạt cao hơn nên có thể cắt được hầu hết mọi bề mặt tấm mica mà không cần quan tâm bó dày hay mỏng, kích thước bao nhiêu,.. Ngược lại, máy cắt CNC yêu cầu về độ phẳng, diện tích sản phẩm cần cắt lớn và độ dày từ 5mm – 20mm.
  • Máy cắt laser có thể cắt được cả những chi tiết nhỏ và rất nhỏ với độ chính xác cao. Trong khi máy CNC có thể cắt tốt với những sản phẩm có diện tích lớn, đường cắt dài hơn.
  • Công nghệ cắt laser mica sử dụng bước sóng ánh sáng và nhiệt độ nhờ đó mà độ chính xác của thành thẩm cao hơn, bám rất sát với file thiết kế. Hơn nữa, các sản phẩm cắt laser cũng có độ tinh xảo cao, góc cạnh luôn sắc gọn và sạch sẽ.
  • Ngoài cắt mica bằng laser, máy laser còn có thể cắt được cả những vật liệu phi kim mềm như vải, da,… mà máy CNC không thể làm được.

Các bước thực hiện cắt CNC mica

Khi máy hoạt động, lưỡi dao sẽ di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới theo hình chữ Z ( Trục Z ). Trục X và Y được giữ trên bàn gia công, lưỡi cắt sẽ cắt từ trên xuống dưới lên bề mặt của tấm Mica.

Nguyên lý hoạt động của máy CNC phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm lập trình trên máy tính, hay cụ thể hơn ở đây chính là bản vẽ thiết kế sản phẩm. Người kỹ sư sẽ đưa ra bản vẽ thiết kế, khai báo các thông số theo hệ tọa độ XYZ, sau đó nhập vào máy tính.

So với các phương pháp thủ công, phương pháp cắt Mica bằng máy CNC có ưu điểm vượt trội là tiết kiệm thời gian, công sức cho người thợ đó là thay vì dùng tay dùng sức, người thợ hiện giờ chỉ cần đứng nhập số liệu theo bản vẽ, việc còn lại máy CNC sẽ thực hiện.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên vật liệu: lựa chọn kích thước tấm Mica phù hợp. Nếu dùng máy CNC để khắc chữ, thì chiều dày của tấm Mica tối thiểu là 4mm.
  • Đặt cố định tấm Mica lên bàn thao tác.
  • Điều chỉnh các thông số của máy theo bản vẽ thiết kế, điều chỉnh tốc độ, công suất máy sao cho phù hợp với chiều dày và kích thước của tấm Mica
  • Thiết lập điểm gốc O trên tấm Mica, chọn khoảng cách hạ dao sao cho phù hợp
  • Cho máy chạy và theo dõi sát sao quá trình cắt, hạn chế tối đa rủi ro như sai lệch thứ tự cắt, nóng chảy vật liệu,….